Người dân quay phim, chụp hình, livestream thế nào để không bị xử phạt?
Điều hòaLong An: Công an điều tra vụ phụ huynh vào trường đánh cô giáo
Sáng 29.12, giá vàng miếng SJC được các công ty kinh doanh vàng bạc trong nước như SJC PNJ, Phú Quý đồng loạt mua vào ở mức 82,7 triệu đồng/lượng, bán ra 84,7 triệu đồng, tăng 300.000 đồng so với cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua với bán vàng miếng SJC duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.Tương tự, vàng nhẫn cũng đồng loạt tăng 300.000 đồng sau một tuần, Công ty SJC mua vào với giá 82,7 triệu đồng và bán ra 84,5 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào 83,8 triệu đồng và bán ra 84,7 triệu đồng; Công ty Phú Quý mua vào 83,2 triệu đồng và bán ra 84,7 triệu đồng… Chênh lệch giá mua và bán vàng nhẫn tại các công ty thấp hơn, dao động từ 1 - 1,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cuối tuần đạt 2.621,3 USD/ounce, giảm không đáng kể so với cuối tuần trước. Quy đổi tương đương, vàng thế giới hiện ở mức 80,7 triệu đồng/lượng. Như vậy, mỗi lượng vàng miếng SJC đang cao hơn thế giới 4 triệu đồng.Vàng thế giới đã có một tuần giao dịch thấp với giá không biến động nhiều khi thị trường Mỹ và các nơi nghỉ lễ Giáng sinh. Trong tuần tới, khi thế giới bước vào kỳ nghỉ lễ đón Tết Dương lịch 2025, nhiều nhà phân tích nhận định thị trường tiếp tục trầm lắng, sẽ không có nhiều biến động trên thị trường vàng. Ông James Hyerczyk, nhà phân tích thị trường tại FX Empire, cho rằng khả năng phục hồi của vàng trong tuần này được củng cố bởi căng thẳng địa chính trị leo thang. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các cuộc xung đột ở Đông Âu và Trung Đông. Dù vậy, ông cho rằng triển vọng ngắn hạn của vàng vẫn giảm do lợi suất tăng và sức mạnh của đồng USD được quan tâm nhiều hơn rủi ro địa chính trị.Còn theo các chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities, giá vàng có thể chứng kiến sự điều chỉnh trong ngắn hạn khi các nhà đầu tư giảm vị thế mua của họ, nhưng lạm phát dai dẳng và bất ổn địa chính trị sẽ đảm bảo rằng kim loại màu vàng sẽ không bị sụt giảm vào năm 2025...
Chỉ 10% nhân lực ngành du lịch có trình độ đại học
Chiều 18.2, ông Võ Duy Yên, quyền Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng gần 19.000 lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất, Vsip Quảng Ngãi và các khu công nghiệp khác.Để tuyển dụng lao động, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 2 đợt Ngày hội việc làm ở TP.Quảng Ngãi và H.Tư Nghĩa. Theo đó, có gần 1.800 lao động được tuyển dụng trực tiếp; còn lại hàng ngàn hồ sơ xin việc, các doanh nghiệp sẽ tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp lao động cho đơn vị mình.Theo ông Võ Duy Yên, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp mở thêm một số đợt giao dịch việc làm giữa các doanh nghiệp và người lao động trong và ngoài tỉnh này.Theo nhu cầu lao động năm 2025, có hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tuyển hàng chục ngàn lao động, trong đó yêu cầu có trình độ bằng cấp, chứng chỉ hơn 34%, còn lại là lao động phổ thông.Cụ thể, doanh nghiệp tuyển dụng các ngành nghề như: dệt may, hàn, điện, đồ gỗ nội thất, xây dựng, linh kiện điện tử, luyện cán thép… đảm bảo mức lương người lao động đạt từ 7 - 11 triệu đồng/tháng.Riêng Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tuyển 16.300 lao động. Cụ thể, tuyển hơn 4.200 nghề sắt thép, cơ khí, hàn, điện; gần 4.000 lao động ngành sản xuất nội, ngoại thất; gần 3.000 lao động lĩnh vực giày, da; hơn 3.500 may mặc và còn lại là các ngành nghề khác.Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, sắp đến, tỉnh Quảng Ngãi còn nhu cầu tuyển dụng rất lớn, nhất là khi Khu công nghiệp Vsip 2 Quảng Ngãi; dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty thép Hòa Phát Dung Quất… xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Lính đánh thuê' tàu đa quốc tịch
Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống.